Câu 1: Khi điện lưới bị mất (cúp điện) thì hệ thống Solar hòa lưới có dùng được không ?
- Không. Hệ thống Solar hòa lưới không tích điện, hệ thống chỉ “sao chép” lưới điện chuyển vào hệ thống điện nhà tiêu thụ. Do vậy khi cúp điện thì không còn mẫu để hệ thống “sao chép”.
Câu 2: Tôi lắp Hệ thống Solar chỉ để bán điện cho EVN thì được không ?
- Chắc chắn là được. Theo chủ trương của nhà nước, hiện nay EVN sẵn sàng mua điện từ việc phát điện Solar. Tùy theo kỹ thuật lắp đặt Solar (Áp mái, farm,...) và hệ số bức xạ từng vùng mà có đơn giá điện được mua khác nhau. Ví dụ hiện tại Tp.HCM giá mua là 2.134đ/ kWh
- Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng điện từ hệ thống Solar thì tiết kiệm chi phí điện nhiều hơn. Vì khi đó lượng điện tiêu thụ của bạn sẽ thấp đi, phần chi trả tiền điện cho phần giá bậc cao sẽ giảm rất nhiều. (EVN bán điện ở bậc trên 300kWh lần lượt là 2.536đ, 2.834đ và 2.927đ, cao hơn rất nhiều so với đơn giá EVN mua 2.134đ).
Câu 3: Trên thị trường có nhiều đơn vị lắp đặt Solar, nhiều mức giá khác nhau, làm sao để chọn đơn vị nào ?
- Bạn hãy xem Hệ thống Solar là một giải pháp tổng thể bao gồm các thiết bị như Tấm Pin mặt trời, Bộ biến tần (Inverter), Khung giá đỡ, Dây cáp DC, Phụ kiện Solar; Giải pháp đơn vị lắp đặt; Thương hiệu của đơn vị lắp đặt.
- Cần phải chọn công nghệ thiết bị mới nhất. Tấm pin Solar có hiệu suất cao (hiện nay 390Wp) thì khi lắp đặt sẽ giảm được diện tích lắp đặt, áp lực lên mái sẽ giảm, thi công nhanh chóng hơn (do số lượng tấm pin thấp). Bộ biến tần phải đạt hiệu suất lớn (97% / EU=96%). Ví dụ biến tần SMA, hệ thống phải chịu được thời gian dài dưới mưa nắng nên phần Khung, giá đỡ và dây cáp DC cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
- Giải pháp tư vấn của đơn vị cũng rất quan trọng, họ sẽ cho bạn một lựa chọn đúng đắn và phù hợp nhu cầu của bạn. Tránh trường hợp quá thừa hoặc thiếu.
- Đơn vị lắp đặt phải uy tín và tiềm lực. Hệ thống được bảo hành từ 10-25 năm nên đơn vị có kinh nghiệm lâu năm và chuyên về ngành điện thì rất tốt.
Câu 4: Biến tần là gì ?
- Đây là bộ phận giúp chuyển đổi dòng điện DC sang AC hòa vào lưới điện quốc gia. Đây là bộ phận cực kỳ quan trọng, nếu xảy ra sự cố thì cả hệ thống ngưng hoạt động. Có thể tiếc tiền cho việc mua tấm pin nhưng không nên tiếc tiền cho việc mua biến tần. Cứ sản phẩm uy tín trong top, và được các nhà máy điện năng lượng mặt trời sử dụng mà chọn. Ví dụ như: SMA, SUNGROW, HUAWEI, ABB,...
Câu 5 : Tấm Pin mặt trời ?
- Đây là bộ phận hấp thu ánh sáng và tạo điện DC (không có chức năng lưu trữ như mọi người nghĩ). Hiện tại có rất nhiều thương hiệu và ai cũng bảo tốt… Nhưng nếu ham rẻ dễ dãi chọn sản phẩm thì sau 5 năm sử dụng sẽ có vấn đề.
- Tiêu chí đầu tiên để chọn tấm pin là các thương hiệu đó phải được toàn thế giới công nhận, các thị trường Châu Âu sử dụng. Các nhà máy điện ở châu Âu và Mỹ sử dụng là ổn.
- Tiếp theo là xếp hạng về công nghệ sản xuất cell pin, được xếp hạng trong top 10 sản phẩm bán nhiều nhất trên thế giới.
- Điều nữa là công ty sản xuất ra tấm pin phải thật sự lớn và có tài chính tốt phát triển lâu dài trong lĩnh vực năng lượng mặt trời: JINKO, CANADIAN, LONGI, JA SOLAR, AE SOLAR, LG, PANASONIC SUNPOWER,...
- Chú ý: Tấm pin có 2 loại poly và mono, giá thành của tấm pin poly sẽ rẻ hơn tấm pin mono, xu thế sẽ sử dụng tấm pin mono nhiều hơn vì khả năng hấp thụ ánh sáng tốt hơn để tạo ra điện khi ánh sáng yếu. Công nghệ pin mới nhất bây giờ là mono perc và half cell.
Câu 6 : Mái nhà như thế nào có thể lắp đặt hệ thống Solar ?
- Tốt nhất là mái phải tiếp xúc được ánh sáng mặt trời cả ngày, lúc đó hệ số bức xạ mới cao nhất. Nếu nhà lọt thỏm giữa 2 nhà cao hơn 2 bên, hoặc 1 bên thì hiệu suất bức xạ sẽ giảm rất nhiều.
- Yên tâm nhất là yêu cầu chuyên gia khảo sát, họ có đội ngũ kỹ thuật và thiết bị đo bức xạ để xác định nhà bạn có lắp đặt được hệ thống Solar hay không?
- Liên hệ MPE để được khảo sát và tư vấn miễn phí: 0902368272